Ho là cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm đẩy vi khuẩn, virus, chất nhầy ra khỏi phế quản. Thế nhưng nếu trẻ ho nhiều có thể mắc bệnh về đường hô hấp hoặc nhiễm lạnh. Để giảm ho và giúp trẻ mau hết ho, các bậc phụ huynh không nên bỏ qua bài viết Enaca hôm nay.
Trẻ ho nhiều là do đâu?
Trước khi có biện pháp giúp trẻ bớt ho thì ba mẹ cần phải xác định nguyên nhân, từ đó mới có cách điều trị dứt điểm.
Thường thì trẻ ho là lúc cơ thể phản ứng với tác nhân xâm nhập gây bệnh. Tuy nhiên, phần lớn trẻ ho nhiều là do các nguyên nhân sau:
Mắc bệnh về đường hô hấp
Bệnh viêm đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản,… khiến trẻ ho từ 5-7 ngày mà chủ yếu là do virus. Nếu bị cảm lạnh sẽ ho nhẹ hoặc trung bình, nếu là ho cúm sẽ nghiêm trọng hơn. Ho do viêm thanh khí phế quản thường ho nhiều vào ban đêm và thở khó.
Do mắc bệnh trào ngược dạ dày
Trẻ ho nhiều do bị trào ngược dạ dày là tình trạng khá phổ biến, không chỉ vậy mà còn khiến trẻ thường xuyên nôn ói, hơi thở có mùi hôi và ợ nóng.
Do bị xơ nang
Trẻ ho do bị xơ nang thường gặp ở trẻ nhỏ, đờm vàng hoặc màu xanh nhạt. Đây là biểu hiện thể hiện tình trạng bệnh vô cùng nghiêm trọng. Ngoài ra, các dấu hiệu khác của bệnh xơ nang đó là dễ tái phát viêm phổi, nhiễm trùng xoang, chậm tăng cân, mồ hôi có vị mặn.
Do bị viêm phổi
Viêm phổi là bệnh rất phổ biến ở trẻ em với các biểu hiện sốt, run, ớn lạnh, khó thở và ho kéo dài. Viêm phổi do virus hoặc vi khuẩn gây ra, nhất là ở những nơi công cộng như công viên, trường học, khu vui chơi,…
Một vài nguyên nhân khác
Trẻ ho nhiều có thể là do lạm dụng thuốc xịt mũi vì thuốc này kích thích và khiến niêm mạc mũi bị sưng, gây chảy dịch và xung huyết. Đồng thời, nếu không khí hanh khô hoặc quá ẩm ướt cũng là điều kiện giúp cho nấm, vi khuẩn,… phát triển, đây cũng là yếu tố khiến cho trẻ ho nhiều và kéo dài.
Cần làm gì khi trẻ ho nhiều?
Khi trẻ ho nhiều và kéo dài, các bậc phụ huynh cần làm những gì để giúp bé nhanh chóng phục hồi sức khoẻ?
Tích cực cho bé nghỉ ngơi
Phụ huynh cần cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, không gian yên tĩnh không ồn ào để bé cảm thấy dễ chịu, từ đó nhanh chóng lấy lại sức.
Cho trẻ uống sữa
Cho trẻ uống sữa là việc giúp tăng đề kháng cho bé. Ngoài ra, phụ huynh cũng tích cực cho trẻ uống nước, điện giải để chống lại tình trạng bị nhiễm trùng.
Uống paracetamol đúng liều
Thuốc paracetamol có tác dụng giảm đau, cắt cơn sốt ở trẻ rất hiệu quả. Thuốc có thể sử dụng cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên ( nếu thai đủ 37 tuần và nặng hơn 4kg). Tuy nhiên, với những tình trạng nghiêm trọng thì phụ huynh có thể cho trẻ uống ibuprofen nếu đủ 3 tháng tuổi trở lên và nặng từ 5kg trở lên.
Tắm hơi cho trẻ
Trẻ ho nhiều và kéo dài có nên tắm không? Ba mẹ có thể áp dụng cách tắm hơi cho trẻ để giúp giảm cơn ho khó chịu này. Ngồi cùng với bé trong phòng tắm, dùng nước ấm hoặc nước nóng, hơi nước nóng bốc lên sẽ làm giãn đường hô hấp giúp bé dễ chịu hơn. Ba mẹ cần cẩn thận để bé tránh xa nước nóng để tránh bị phỏng.
Dùng mật ong cho trẻ
Mật ong không được dùng cho trẻ dưới 12 tháng. Nếu con bạn trên 1 tuổi thì hoàn toàn có thể, pha mật ong, một ít chanh với nước ấm giúp giảm cơn ho, tan đờm hiệu quả. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh pha với liều lượng vừa phải tránh sử dụng quá liều gây ngộ độc.
Sử dụng biện pháp tự nhiên
Để giảm tình trạng ho nhiều và kéo dài, các bậc phụ huynh có thể sử dụng các biện pháp từ thiên nhiên thay vì uống thuốc như súc miệng bằng nước muối pha loãng, uống nước húng tây, uống trà gừng, uống nước lá tía tô,… Đây là những biện pháp giúp giảm ho tan đờm hiệu quả.
Làm gì để phòng ngừa tình trạng trẻ ho nhiều
Để giảm tình trạng để ho nhiều và kéo dài các bậc phụ huynh hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho trẻ bằng những hình thức sau:
- Thực hiện biện pháp tiêm phòng cúm mỗi năm cho trẻ là cách phòng bệnh cúm và các bệnh về đường hô hấp hiệu quả.
- Tăng cường đề kháng cho trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng, nhất là các loại trái cây giàu vitamin C.
- Cho trẻ hoạt động tích cực ngoài trời. Sử dụng điều hòa không quá chênh lệch so với nhiệt độ thường bên ngoài.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường, những nơi đông người để tránh lây lan mầm bệnh.
Trẻ ho nhiều là bệnh rất khó trị triệt để dù ở người lớn hay trẻ em. Để quá trình trị bệnh triệt để ba mẹ cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh.