Môi bị sưng là biểu hiện của bệnh gì?

Khi bạn không bị va chạm hay có vết thương nào trên môi nhưng lại gặp phải tình trạng môi bị sưng thì có thể đó là biểu hiện của một số bệnh lý. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng này, hãy cùng Enaca tìm hiểu ở bài viết sau.

Tình trạng môi bị sưng là gì?

Một phần của môi dưới hay môi trên hay toàn bộ môi bị sưng phồng do bị viêm hay dịch tích tụ dưới da môi. Tùy vào nguyên nhân và mức độ của vết sưng sẽ gây khó chịu và nguy hiểm cho người bệnh.

Môi bị sưng gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh
Môi bị sưng gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh

Môi bị sưng cũng có thể do bị sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu như xuất hiện tình trạng khó thở, sốt ban, mề đay thì cần phải đến bác sĩ ngay.

Nguyên nhân dẫn đến môi bị sưng

Do bị dị ứng

Trong một số điều kiện môi trường nhất định và môi tiếp xúc với các chất gây kích ứng và kích hoạt miễn dịch, thông thường dị ứng hay gặp như.

Dị ứng với môi trường khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với chất lạ như phấn hoa, khói bụi, bào từ nấm,… thì người bệnh sẽ hay sưng đỏ mắt, sưng môi, hắt hơi, khó thở,…

Dị ứng thực phẩm ở trẻ em và người lớn có liên quan đến tiền sử gia đình khi tiếp xúc với thực phẩm như tôm, sò, sữa, lạc,… sẽ gây sưng lưỡi, sưng môi, nôn mửa,…

Một số dị ứng khác như côn trùng cắn, tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh, điển hình như penicillin. Thường sẽ có các biểu hiện như môi bị sưng, mặt sưng, mắt đỏ ngứa, phát ban ngoài da, đi phân lỏng, thở khò khè,…

Bị sốc phản vệ do phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cần được chữa trị kịp thời để tránh gây nguy cơ mất mạng. Người bệnh sẽ có những biểu hiện như sưng tấy da, nổi mề đay, chóng mặt, huyết áp tụt, khó thở, tiêu chảy,…

Một số nguyên nhân khiến môi bị sưng khác

Do bị phù mạch với các triệu chứng như môi bị sưng, sưng vùng mắt, nổi mề đay, sưng phù bộ phận sinh dục. Phù mạch thường hay xuất hiện do thuốc gây ra nên xử lý nguyên nhân gây bệnh là tốt nhất.

Môi bị sưng có thể do viêm nhiễm hay mắc bệnh ung thư
Môi bị sưng có thể do viêm nhiễm hay mắc bệnh ung thư

Phản ứng của cơ thể khi chấn thương gây nên vết rách trên môi. Nếu như vết thương có kích thước lớn và có dấu hiệu nhiễm trùng hay do động vật cắn thì cần phải đến ngay bệnh viện để điều trị sớm.

Một số bệnh lý liên quan đến môi khá hiếm gặp như viêm môi hạt hay hội chứng Miescher-Melkersson-Rosenthal do di truyền dẫn đến môi bị sưng, một số ít sẽ bị khô miệng hay liệt cơ mặt,…

Những biến chứng nguy hiểm khi môi bị sưng

Hầu như các trường hợp môi bị sưng cần phải được điều trị triệt để nhằm tránh các biến chứng, tránh các ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe và của đôi môi. Nghiêm trọng nhất là việc sưng môi cũng có thể do các bệnh ung thư gồm những triệu chứng hay gặp như.

Khu vực xung quanh môi xuất hiện các vết loét rất lâu lành khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu và ăn uống khó khăn. Môi tự nhiên sưng đỏ lên rồi dần dần chuyển sang màu nhợt nhạt hay màu đen kèm theo tình trạng da thô cứng, nứt và bị chảy máu.

Bên trong khoang miệng, vùng cổ xuất hiện những khối u, hạch bạch huyết nổi lên gây tình trạng đau đớn cho người bệnh.

Lúc nào thì cần nên đến gặp bác sĩ

Môi bị sưng do các chấn thương hoặc do các bệnh lý về môi sẽ có thể tự khỏi sau ít ngày và không để lại biến chứng gì. Nhưng nếu như môi bị sưng do các nguyên nhân dị ứng hay phù mạch thì cần nên được điều trị sớm để tránh các tình trạng bị sốc phản vệ gây ảnh hưởng đến tính mạng. Những triệu chứng đi kèm khi môi bị sưng cần nên đến gặp bác sĩ như.

Xuất hiện tình trạng khó thở và thở khò khè, môi bị sưng kéo dài nhiều ngày và có kèm theo triệu chứng đau sốt. Điều này có thể do môi của bạn đang bị nhiễm trùng. Xuất hiện những vết loét lan rộng và có thể chảy máu nhiều.

Một số biện pháp khắc phục khi môi bị sưng đơn giản tại nhà

Khi triệu chứng môi bị sưng không nghiêm trọng thì bạn có thể áp dụng các biện pháp sau.

Nếu tình trạng không nghiêm trọng có thể dùng thuốc để bôi
Nếu tình trạng không nghiêm trọng có thể dùng thuốc để bôi

Có thể chườm nước lạnh lên vùng môi sưng để giảm viêm, tuyệt đối không được chườm trực tiếp đá lạnh ở môi vì điều này sẽ gây bỏng lạnh hay làm tình trạng nặng thêm.

Dùng gel, dưỡng ẩm để bôi nếu như sưng môi có kèm nứt nẻ, khô rát da môi. Vệ sinh sạch sẽ không gian sống để tránh đi việc tiếp xúc với những tác nhân gây nên dị ứng từ môi trường. Đối với người có cơ địa hay bị dị ứng thì cần tránh sử dụng các loại thực phẩm lạ hay cẩn trọng trong việc dùng các loại thuốc.

Bài viết là thông tin về tình trạng môi bị sưng, nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh mà Enaca gửi đến bạn. Hy vọng thông tin sẽ mang đến cho bạn đọc một lượng kiến thức mới để cùng nhau hạn chế mắc bệnh này nhé.