Giác hơi được xem là một liệu pháp hỗ trợ giảm đau, giảm viêm cực kỳ hiệu quả, tuy nhiên giác hơi cần phải áp dụng đúng với từng người để tránh gây nên các tác dụng không đáng có. Vậy khi giác hơi cần phải lưu ý vấn đề gì? Hãy cùng tìm hiểu cùng Enaca nhé.
Giác hơi là liệu pháp gì?
Có tên gọi là hỏa liệu pháp có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cơ chế hoạt động dựa trên những chiếc cốc đặt lên da của người bệnh, tạo nên áp suất ấp và sung huyết mạch máu tại chỗ để giảm viêm, giảm đau cũng như giải độc hay trị các bệnh lý.

Một số phương pháp giác hơi
Thông thường có 3 phương pháp giác hơi phổ biến:
Giác hơi khô
Cách làm này bằng cách nung nóng phần bên trong chiếc cốc bằng cồn, thảo mộc, rượu, giấy,… Khi cốc nóng sẽ úp ngược vào da của người bệnh. Khi không khí của chiếc cốc nguội đi nó sẽ tạo nên một môi trường chân không và làm cho da cũng như mạch máu được giãn nở.
Giác hơi khí
Cách làm này bằng cách đặt úp cốc giác hơi lên da rồi hút không khí trong chiếc cốc bằng bơm chuyên dụng để tạo ra chân không.
Giác hơi ướt
Cách làm này bằng cách chích lể cho da rồi mới đặt úp cốc lên da. Khi cốc được áp vào da thì sẽ có ít máu chảy ra từ vị trí chích, lượng máu này chứa chất độc trong cơ thể.
Công dụng của liệu pháp giác hơi
Liệu pháp giác hơi theo Y học cổ truyền có công dụng điều chỉnh âm dương, điều hòa tạng phủ, đả thông kinh mạch, giải trừ bệnh,…
Với Y học hiện đại thì liệu pháp này giúp giãn nở lỗ chân lông, kích thích lưu thông máu, tạo lỗ thông đẩy độc tố ra ngoài để giảm đau và viêm,…
Giác hơi tăng lưu thông máu
Khi giác giới, cơ quan bị bệnh sẽ chuyển tín hiệu đến da thông qua dây thần kinh, da sẽ có phản ứng mềm, đau và sưng tấy. Những thụ thể của da được kích hoạt khi áp cốc giác hơi vào da. Quá trình này dẫn đến gia tăng lưu thông máu, cung cấp máu cho da và cơ quan nội tạng thông qua thần kinh.

Hạn chế xơ vữa động mạch
Liệu pháp giác hơi giúp giãn mao mạch và tăng lượng máu qua da. Mạch máu ở các vùng được giác hơi sẽ giãn ra để giải phóng các chất giãn mạch như là adenosine, noradrenaline cùng histamin giúp tăng lưu thông máu.
Giác hơi giúp thải độc máu
Trong một nghiên cứu khoa học đã cho thấy việc gia tăng nồng độ axit uric trong huyết thanh so với mẫu máu tĩnh mạch, việc gia tăng lưu lượng máu thúc đẩy việc đào thải chất độc, cải thiện dinh dưỡng cục bộ và thúc đẩy việc trao đổi chất, loại bỏ các yếu tố gây bệnh.
Công dụng tác động lên hệ miễn dịch
Giác hơi trị liệu sẽ có tác động đến hệ thống miễn dịch thông qua ba con đường, đầu tiên sẽ là kích thích hệ thống miễn dịch bằng việc tạo nên một chứng viêm nhân tạo tại chỗ, tiếp đến sẽ kích hoạt hệ thống bổ sung, cuối cùng sẽ làm tăng mức độ của những sản phẩm miễn dịch như interferon cùng các yếu tố hoại tử khối u, giác hơi trên tuyến ức sẽ làm tăng lưu lượng bạch huyết.
Chỉ định và chống chỉ định của liệu pháp giác hơi’
Giác hơi là một phương pháp trị liệu khá hiệu quả, tuy nhiên không phải bệnh nào cũng có thể áp dụng được, giác hơi chỉ nên dùng cho các trường hợp như sau:
Cảm mạo, cảm lạnh, ho, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, đau nhức xương khớp, đau mỏi cơ, viêm dạ dày, tăng huyết áp, béo phì, bệnh mụn nhọt, mụn trứng cá,…
Giác hơi chống chỉ định cho các trường hợp như:
Vùng da giác hơi đang bị tổn thương như trầy xước, chàm, lang băng, hắc lào, sốt cao, co giật, người có tiền sử bệnh tim, thận, phổi. Người bị ung thư máu, rối loạn đông máu, lượng tiểu cầu thấp, đang dùng thuốc chống đông máu,…
Người bị sưng phù toàn thân, mắc các chứng về tâm thần như động kinh, suy nhược thần kinh, trẻ em dưới 4 tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, những người cao tuổi, bệnh nhân ung thư, người đang suy nhược, đói bụng, người say rượu,…
Để việc giác hơi mang đến hiệu quả cao nhất thì cần phải lưu ý những điều sau:

Tuyệt đối không giác hơi trong không gian quá nóng, quá lạnh hay trong phòng có điều hòa. Trong quá trình giác hơi thì người bệnh và nhân viên giác hơi cần phải theo dõi sức khỏe thường xuyên để có những biện pháp xử lý kịp thời nhất. Sau khi giác hơi xong thì người bệnh cần phải nên nghỉ ngơi, không được tắm liền.
Bài viết trên là một số chia sẻ của Enaca về liệu pháp giác hơi, những vấn đề cần lưu ý khi giác hơi gửi đến bạn đọc. Hy vọng với thông tin này sẽ giúp cho các bạn sẽ có cho mình những kiến thức hữu ích và cần thiết hơn trong cuộc sống.