Cạo gió có thực sự tốt cho cơ thể khi cảm mạo?

Khi thời tiết chuyển mùa sẽ làm cho cơ thể rất dễ bị cảm mạo và suy yếu đi. Khi mắc bệnh cảm mạo bạn có thể áp dụng phương pháp cạo gió tại nhà cực đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả cao.

Cạo gió là gì? Tác dụng của cạo gió ra sao?

Trong Y học cổ truyền có quan niệm khi cơ thể bị trúng gió độc sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng,… Và để điều trị các biểu hiện này thì thường bệnh nhân sẽ được cạo gió, đánh gió.

Cạo gió là phương pháp đơn giản nhưng mang đến hiệu quả tức thì
Cạo gió là phương pháp đơn giản nhưng mang đến hiệu quả tức thì

Đây là cách sử dụng những tác động vật lý từ các vật dụng như thìa nhôm, trứng gà, nhẫn, bàn cạo gió,… kết hợp cùng dược liệu như gừng, rượu, lá trầu không,… lên các bộ phận của cơ thể.

Nhờ việc đánh và cạo theo các kinh mạch mà khí huyết và tuần hoàn của cơ thể được lưu thông và đẩy lùi các khí độc để làm giảm triệu chứng bệnh.

Việc cạo gió hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học công nhận nhưng vẫn là cách làm mà được nhiều người tin dùng, nhất là đối với cảm mạo. Trong Y học cổ truyền thì cạo gió sẽ mang đến những công dụng như:

Đả thông kinh mạch, khí huyết lưu thông, khai thông tắc nghẽn, đẩy mạnh bài tiết chất thải qua da, cân bằng âm dương của cơ thể, giãn cơ, thông lạc, giúp toát mồ hôi, giảm mệt mỏi và đau nhức.

Cạo gió bằng cách sử dụng dầu gió

Khi cảm mạo, đơn giản chỉ cần dùng dầu gió xoa lên trán, tay chân, lưng ngực. Sử dụng tay xoa từ giữa trán đến 2 bên cổ, rồi xoa cánh tay và các đầu ngón tay, vùng ngực bụng rồi tiếp đến mu bàn chân, vai gáy đến lưng rồi bàn chân.

Khi cảm mạo, cạo gió sẽ giúp giảm đi các triệu chứng
Khi cảm mạo, cạo gió sẽ giúp giảm đi các triệu chứng

Đối với các bộ phận khác thì cần thực hiện cạo gió từ trên xuống, từ trong ra ngoài, hạn chế cạo một vị trí quá 2- 5 phút.

Cạo gió bằng cách dùng đồng bạc

Dùng dụng cụ bằng bạc, hình tròn, bề mặt nhẵn sẽ có tác dụng phát tán và lưu thông khí huyết.

Để áp dụng theo cách này thì bạn có thể dùng khăn mùi xoa bọc lấy miếng bạc cùng lòng trắng trứng luộc. Sau đó chà lên người bệnh từ trên xuống. Có thể dùng cách cạo gió này trong vòng 10 – 20 phút.

Sử dụng gừng để cạo gió

Để giảm thiểu cơn cảm mạo và các triệu chứng khó chịu, giảm nhức mỏi, ớn lạnh, buồn nôn thì có thể sử dụng khăn mùi xoa bọc củ gừng tươi giã nát xong nhúng vào rượu trắng. Tiếp đến xoa lên người bệnh từ trên xuống, những triệu chứng của cảm mạo chắc chắn sẽ thuyên giảm.

Cạo gió bằng cách sử dụng lá trầu không

Bạn bị cảm mạo, cách nhanh chóng để khỏi là hái một ít lá trầu không, rửa sạch và giã nhỏ lá trầu không rồi bọc chúng trong mảnh vải để rồi xoa lên vùng cần cạo gió.

Cạo gió bằng cách đốt bồ kết cùng với rượu

Khi bị trúng gió thì nhiều người cũng sử dụng trái bồ kết bỏ hạt, nướng lên với rượu trắng rồi dùng để đánh gió rất hiệu quả.

Một số lưu ý khi cạo gió

Người vừa được cạo gió xong không được tắm hay rửa bằng nước lạnh, nhất là trong 30 phút đầu cạo xong. Không cạo gió ở vùng da bị trầy xước, vùng bụng của người đang mai thai, người bị viêm da, nhiễm trùng da, da bị mẫn cảm,…

Những lần cạo gió phải cách nhau từ 5 – 7 ngày, không nên cạo đè lên vết cạo cũ chưa biết mất. Không nên cạo gió cho trẻ em, người đang bị sốt xuất huyết vì điều này có thể làm cho tình trạng thêm trầm trọng hơn.

Phương pháp cạo gió chỉ được áp dụng và có tác dụng với những chứng bệnh liên quan đến cảm mạo, cảm thông thường, cảm mạo dịch, theo Y học gọi là bệnh cảm cúm.

Những triệu chứng này xuất hiện nhiều trong mùa Đông – Xuân do cơ thể bị dính tà khí như phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa xâm nhập vào cơ thể. Các biểu hiện rõ nét và phổ biến nhất như đau đầu, nhức mỏi, sốt, đau bụng, đầy hơi, chóng mặt,…

Một số tai biến có thể gặp nếu như cạo gió không đúng cách

Khi cạo gió không đúng cách hay lạm dụng quá mức, người bệnh có thể gặp phải các tình trạng như sau:

Cạo gió không đúng cách dễ dẫn đến các vấn đề viêm da
Cạo gió không đúng cách dễ dẫn đến các vấn đề viêm da

Vùng da bị trầy xước, rách hay thậm chí là rỉ máu do bị vỡ các mao mạch dưới da. Vấn đề này sẽ làm cho người bệnh cảm thấy bị đau rát và khó chịu trong nhiều ngày. Điều này xuất phát từ việc cách cạo gió được thực hiện với một lực tay khá mạnh trong thời gian dài.

Nếu cạo gió trong môi trường nhiễm lạnh, gió sẽ khiến cho triệu chứng bệnh nặng thêm. Sử dụng công cụ cạo gió không phù hợp hay không được làm vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập qua các vết trầy xước ở trên da.

Nếu cạo gió cho bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch, cơ địa dễ bị chảy máu, vùng da bị thương hay lở loét sẽ làm triệu chứng nặng hơn.

Bài viết trên là thông tin về phương pháp cạo gió cũng như các vấn đề phát sinh trong lúc cạo gió mà Enaca gửi đến bạn đọc, hy vọng thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm những phương án trị bệnh hiệu quả.