Tác dụng của bông ổi và các bài thuốc liên quan

Bông ổi còn gọi là bông ngũ sắc xuất hiện nhiều trong các bài thuốc cổ truyền. Nổi tiếng với tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, trị thổ tả, cầm màu, viêm da, sốt, cảm,… Bên cạnh đó, lá bông ổi có chứa độc tính nên đặc biệt cẩn thận khi sử dụng. Đừng bỏ qua bài viết Enaca hôm nay.

Tìm hiểu cây bông ổi

Cây bông ổi mọc theo bụi, thân nhỏ, cao khoảng 1-2m trở lên. Thân vuông, bề mặt thân có nhiều lông tơ và gai mọc ngược xuống dưới. Loại cây này có một mùi hăng rất đặc biệt. 

Hoa bông ổi màu sắc sặc sỡ và mọc theo cụm 
Hoa bông ổi màu sắc sặc sỡ và mọc theo cụm 

Cây phát triển mạnh và nhiều cành. Lá màu xanh có hình trái xoăn, hình trái tim. Phía đầu lá nhọn, rìa lá có hình răng cưa đều. Hoa của cây bông ổi mọc theo chùm và thường mọc ở đầu cành hoặc từ các kẽ lá. Tuy hoa mọc chùm nhưng lại có rất nhiều màu sắc sặc sỡ như vàng, đỏ, trắng, hồng, hồng cánh sen,… Vì vậy mà nó có tên là bông ổi hay còn có tên gọi khác là hoa ngũ sắc. 

Cây bông ổi cho quả vào độ tháng 4 – tháng 9. Quả có dạng hình cầu, khi chín sẽ chuyển sang màu đen. Bên trong quả bông ổi có 1-2 hạt vỏ cứng, bên ngoài hình thù không được đẹp mắt. 

Tác dụng của cây bông ổi

Theo y học hiện đại

Trong y học ngày nay đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của cây bông ổi đối với sức khoẻ của con người, đặc biệt góp phần không nhỏ trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý như sau:

Các thành phần có trong đài hoa bông ổi có khả năng đẩy lùi những cơn co thắt, giúp các cơ trong tử cung được co giãn. Ngoài ra, làm giảm huyết áp và bản chất tương tụ như chất kháng sinh, mang lại nhiều hiệu quả khi điều trị viêm họng và giảm ho. 

Các bộ phận lá cây và đài hoa từ cây bông ổi giúp thông tiểu, nhuận gian, kích thích tiểu tiện. Bên cạnh đó, đã có nghiên cứu được áp dụng trên mèo cho thấy còn có tác dụng giảm huyết áp. 

Nụ hoa bông ổi có chất polysaccharit có thể tan trong nước. Và có một thí nghiệm khác cho thấy chất này có thể làm gián đoạn và sức chế sự phát triển của khối u. Mặc khác, hạt bông ổi có lượng tinh dầu tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh như Bacillus subtilis, Salmonella typhi, Staphylococcus,… Những chất kể trên làm giảm sự sinh sản một số vi nấm, trong đó có trychophyton.

Ngoài ra, lantanin được tìm thấy trong vỏ cây bông ổi giúp giảm nhiệt và kích thích tuần hoàn máu đến các cơ quan trong cơ thể. 

Theo y học cổ truyền

Tư lâu, trong y học cổ truyền người ta đã tìm ra rễ cây bông ổi có tác dụng hạ sốt, giải nhiệt, tiêu thũng, trừ thấp, khu phong,… Lá của cây bông ổi giúp thanh nhiệt và cầm máu, đặc biệt là ở những vết thương chảy máu, ghẻ lở, viêm da, thấp khớp,… Hoa của cây bông ổi có thể điều trị nóng trong, cao huyết áp, lai phổi, ho ra máu,…

Hướng dẫn sử dụng cây bông ổi đúng cách

Ở nhiều địa phương người ta thường giã nát lá cây bông ổi sau đó chườm lên vết thương hoặc những vết loét vì họ nghĩ rằng lá bông ổi có thể cầm máy và sát trùng. Mặc khác, họ còn đắp lên trên vết thương bị rắn cắn hoặc nấu nước xông để trị cảm, sốt.

Dùng bông ổi thế nào để đạt hiệu quả và an toàn
Dùng bông ổi thế nào để đạt hiệu quả và an toàn

Những bài thuốc theo dân gian

Sau đây là những bài thuốc dân gian được lưu truyền đến ngày nay.

Chữa vết thương bị chảy máu hoặc bị bầm

Chuẩn bị lá cây bông ổi còn tươi hoặc lá khô khoảng 30g cùng với 10g gừng khô. Sau đó giã nát tất cả và đắp lá bông ổi tươi lên vết thương hay có thể dùng bột lá khô và gừng rắc nhẹ lên vết thương 1 lần/ngày. 

Trị cảm sốt và chứng ôn nhiệt

Chuẩn bị 15g hoa của cây bông ổi còn tươi, sau đó đem rửa sạch và sắc cùng cùng với 200ml nước đến khi còn 50ml. Uống hết trong một lần. Kiên trì thực hiện như thế trong 5 ngày liên tục. 

Trị mụn nhọt, tinea eczema và viêm da

Chuẩn bị lá tươi bông ổi, đem rửa sạch và đem nấu chín để rửa những vùng da bị viêm, mụn nhọt, eczema và tinea. 

Trị đau bụng thổ tả

Chuẩn bị 15 cụm hoa tươi của cây bông ổi, rửa sạch với nước muối pha loãng, sau đó sắc với 400ml nước khoảng 10 phút. Cho một ít muối ăn, đảo đều và tắt bếp. Uống ngày 2 lần. 

Tuy bông ổi là dược liệu từ thiên nhiên và rất dễ tìm thấy, thế nhưng có tác dụng phụ nếu dùng quá liều và sử dụng trong thời gian dài. Vì vậy, thay vì chữa trị theo bài thuốc kinh nghiệm mà hãy đến bác sĩ, thầy thuốc để được khám và tư vấn. 

Lưu ý khi dùng cây bông ổi

Lưu ý cần biết để tránh khi dùng bông ổi
Lưu ý cần biết để tránh khi dùng bông ổi

Cây cỏ hôi, cứt lợn cũng có tên là cây ngũ sắc, do đó bạn cần phân biệt rõ giữa hai loại thảo dược này để tránh nhầm lẫn với cây bông ổi.

Trong lá bông ổi tồn tại chất độc như lantadene A, lantanin alkaloid. Nếu lạm dụng và dùng quá liều (trên 30g) sẽ làm bỏng dạ dày, ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu. 

Tuy có cùng lên gọi là cây ngũ sắc nhưng bông ổi không hề có tác dụng chữa bệnh viêm xoang như cây cỏ hôi. Vậy nên bạn cần phải chú ý. 

Những người bệnh nếu dị ứng với thành phần của dược liệu thì tuyệt đối không nên dùng. 

Không nên dùng dược liệu này với liều lượng cao trong nhiều ngày vì gây ngộ độc và rất nguy hiểm. 

Cây bông ổi là dược liệu quý với sức khoẻ con người, thế nhưng nếu tự ý dùng hoặc nghe theo người thân mách bảo sẽ rất dễ bị ngộ độc và tác dụng phụ. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ, thầy thuốc để đảm bảo an toàn.