Bong gân có nguy hiểm không? Cách xử lý tình trạng bong gân

Bong gân là một chấn thương xảy ra ở mọi độ tuổi khi vận động mạnh hoặc sai tư thế. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến đời sống. Do đó, khi bị bong gân cần có những cách xử lý và làm thế nào để giúp người bệnh giảm đau đớn và cảm thấy dễ chịu hơn. Hãy cùng đọc qua bài viết Enaca nhé. 

Thế nào là bong gân?

Bong gân là tình trạng dây chằng bị căng tức hoặc bị rách khiến khả năng hoạt động bị đình trệ. Vị trí dễ bị bong gân nhất đó là khớp cổ chân, cổ tay. Nghiên cứu chứng minh rằng, trẻ em và độ tuổi thanh thiếu niên có tỷ lệ bị bong gân cao hơn, nhất là nữ giới. 

Bong gân là khi phần dây chằng chịu một lực dẫn đến bị căng tức hoặc bị rách
Bong gân là khi phần dây chằng chịu một lực dẫn đến bị căng tức hoặc bị rách

Nguyên nhân nào gây bong gân?

Bong gân là tình huống mà ai cũng có thể bị một lần. Các nguyên nhân gây ra bong gân như sau:

  • Những vận động viên hoặc người có sở thích chơi bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá có nguy cơ cao bị bong gân ở cổ chân, bàn chân. 
  • Những người thường xuyên tập thể hình, tennis, gôn dễ bị bong gân ở phần cổ tay, khuỷu, ngón tay hoặc khớp vai. 
  • Các môn thể thao có sự va chạm có nguy cơ cao bị bong gân ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. 
  • Sử dụng giày, dép không phù hợp, quá bó sát hoặc quá rộng.
  • Không thực hiện những bài tập làm nóng cơ thể trước khi thi đấu hoặc tập các bài tập thể thao.
  • Những người đã từng bị bong gân rất dễ bị chấn thương so với những người chưa bao giờ bị bong gân.
  • Những người bị béo phì, thừa cân rất dễ bị bong gân.
  • Những người lần đầu tham gia hoạt động thể dục, thể thao hoặc thi đấu lần đầu.
  • Môi trường hoạt động, sinh sống không đảm bảo như quá ẩm ướt, trơn trượt rất dễ bị bong gân khi di chuyển, chạy. 

Các loại bong gân thường gặp 

Bong gân ở khớp cổ chân

Bong gân ở vị trí khớp cổ chân là phổ biến nhất. Bạn rất dễ mắc phải khi không may bị vẹo chân, gập chân hoặc nhảy cao tiếp đất sai tư thế. Bộ phận chịu tổn thương nhất đó là dây chằng sên mác trước, sên mác sau và mác gót. Tuy nhiên, người có dây chằng yếu rất dễ bị bong gân. 

Bong gân ở phần cổ chân là tình trạng rất phổ biến hiện nay
Bong gân ở phần cổ chân là tình trạng rất phổ biến hiện nay

Mặt khác, các vận động viên hoặc  người yêu thích các môn thể thao có nguy cơ bị bong gân cao hơn, thực tế số ca chấn thương ở cổ chân nhiều hơn ở vị trí khác. 

Bong gân ở khớp cổ tay

Bong gân ở cổ tay cũng khá phổ biến. Bạn sẽ bị bong gân khi cổ tay xoay với một lực lớn như chống tay xuống đất đột ngột hoặc ngã. Tuỳ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ sẽ tương ứng với mức độ tổn thương. 

Thế nhưng, các bạn lưu ý rằng gãy xương kín có nhiều điểm khá giống với bong gân, vì vậy dẫn đến phát hiện không kịp thời sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trong. 

Bong gân ở các ngón tay

Bạn đã từng nghe bong gân ở ngón tay chưa? Tình trạng này là do bị tác động một lực lớn khiến ngón tay bị duỗi dài hoặc lệch về một phía khiến dây chằng bị căng hoặc rách. 

Các vận động viên hoặc người thường xuyên chơi các bộ môn thể thao sử dụng bằng tay như bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ. Chỉ cần để bóng trượt qua tay hoặc nâng đỡ bóng sai thì rất dễ bị bong gân. 

Bong gân tại gối

Đầu gối là vị trí tập trung nhiều dây chằng trọng điểm nhất và cũng là nơi dễ bị tổn thương nhất, cụ thể là những vận động viên chủ yếu sử dụng bằng chân. 

Một vài bí quyết chữa bong gân hiệu quả

Cố định vị trí bị thương, hạn chế vận động

Tích cực nghỉ ngơi và hạn chế vận động là biện pháp quan trọng nhất lúc này nhằm giảm đau và giúp mau chóng lành vết thương. 

Chườm đá tại vị trí bị sưng, đau

Lúc vừa mới bị bong gân, bạn nhanh chóng chườm đá tại vị trí tổn thương sẽ mang lại nhiều hữu dụng. Độ lạnh giúp giảm sưng, giảm viêm và bớt đau đớn. Cần chườm đá liên tục trong 10-15p khoảng 5-7 ngày. Bạn có thể bọc đá trong túi chuyên dụng hoặc miếng vải sạch. Tuyệt đối không được chườm đá hơn 20 phút/lần. Khi bạn thấy tê thì dừng lại ngay. 

Ngoài chườm đá, việc cố định giữ chặt vị trí bị bong gân là cách giúp vết thương mau hồi phục
Ngoài chườm đá, việc cố định giữ chặt vị trí bị bong gân là cách giúp vết thương mau hồi phục

Dùng thuốc giảm đau

Nếu tình trạng bị bong gân ngày càng tệ thì bạn có thể uống thuốc giảm đau như ibuprofen, paracetamol. Thế nhưng bạn cần hạn chế ibuprofen, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Paracetamol ít tác dụng phụ, sử dụng được ở cả trẻ em, phụ nữ có thai, người cao tuổi. 

Tình trạng bị bong gân nhiều người chủ quan cho rằng chỉ là chấn thương nhỏ, theo thời gian sẽ tự khỏi mà không cần phải thăm khám và điều trị. Thế nhưng, bong gân sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu bạn không có sự quan tâm, chăm sóc đúng cách. Hãy nghỉ dưỡng thật nhiều, hạn chế di chuyển, vận động sẽ rút ngắn thời gian phục hồi.